Bạn muốn có 1 tỷ mà chỉ làm công ăn lương thì khi nào mới có được. Bài viết sau mách nước cho bạn cách làm được điều đó
Ngày đăng: 10-08-2017
2,617 lượt xem
Đa số chúng ta điều biết phải đầu tư kinh doanh mới có dư và hầu như người làm công ăn lương không bao giờ nghĩ mình có thể để dành được tiền tỷ đúng không? Tuy nhiên, vẫn có thể để dành được tiền tỷ bằng tài khoản tiết kiệm lương hàng tháng.
Ví dụ bây giờ thu nhập 2 vợ chồng là 20 triệu. Chồng 12 triệu và vợ 8 triệu thì chi tiêu cho sinh hoạt hết 13 triệu còn dư lại 7 triệu/tháng thì gửi ngân hàng 7%/năm. Mỗi năm bạn sẽ tiết kiệm được gần 90triệu. Hai vợ chồng chỉ cần duy trì từ năm 30 tuổi đến năm 40 tuổi thì đã hoàn thành kế hoạch để dành 1 tỷ. (Đó là chưa kể thu nhập làm thêm hay tiền thưởng cuối năm).
Nếu bạn tiết kiệm nhiều hơn thì còn đạt sớm hơn. Ngược lại, nếu ít hơn, mỗi tháng chỉ để dành được 3 triệu thì cần đến năm gần 60 tuổi bạn mới hoàn thành kế hoạch. Do đó bạn cần phải bắt đầu theo cách thông minh hơn.
Mới đây, blogger tài chính cá nhân Zach của trang Four Pillar Freedom đã tạo ra một biểu đồ đơn giản tính toán chính xác số năm bạn có thể trở thành triệu phú, dựa trên tài khoản tiết kiệm hàng năm và tỷ suất lợi nhuận, với giả định bạn bắt đầu từ con số 0 với tiền USD. Còn mình thì nhìn bảng gốc hơi nhức đầu nên mình tự tạo 1 bảng theo quy ra tiền Việt, theo mức của người Việt cho phù hợp với cá nhân mình cũng như các mẹ hơn.
Hãy kiểm tra xem bạn sẽ mất bao nhiêu năm để có 1 tỷ:
Như mình tô đậm trong bảng trên. Nếu 2 vợ chồng chịu khó xài nhín hoặc kiếm thêm công việc gì đó mà để dành tiết kiệm khoảng 10 triệu/tháng gửi Ngân hàng với lãi suất tầm 7%/năm thì chưa tới 10 năm, chỉ cần 9 năm.
Quy tắc 1: Đừng để tiền vô dụng
Không xác định bắt buộc phải gửi tiết kiệm ngân hàng hay làm bất cứ thứ gì, miễn sao bạn đừng để tiền nằm im, nó sẽ trở thành vô dụng.
Khi sở hữu số tiền nhàn rỗi mà chưa có ý định kinh doanh hay đầu tư gì thì gửi tiết kiệm được xem là cách sinh lời an toàn, ổn định của nhiều người.
Với mức lãi suất tiết kiệm hiện nay ở kỳ hạn 12 th.á.n.g bình quân tầm 7,2% một năm thì cũng không quá thấp. Còn hơn là để ở nhà nó mất giá thì gửi tiết kiệm mỗi th.á.n.g cũng thu về chút ít bù qua việc lạm phát.
Ví dụ thôi nha, giờ tính ra số tiền gửi 1 tỷ đồng sẽ thu lãi hàng th.á.n.g được 6 triệu đồng, tức một năm khoảng 72 triệu đồng. Lạm phát năm 2016 dự kiến 5%, điều này có nghĩa là mức thu nhập thực sau khi trừ lạm phát chỉ còn khoảng 2,2% (tương đương trên dưới 22 triệu). Do đó, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn có thể cân nhắc những ưu nhược điểm của nó.
Quy tắc thứ 2: Không bỏ trứng cùng rổ
Gửi tiết kiệm thì cái mà nhiều người thích là tính thanh khoản cao, tức là người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào khi cần và đặc biệt là an toàn 100%, bởi số tiền của người gửi tiền sẽ được ngân hàng đảm bảo. Bên cạnh đó, bạn sẽ có khoản thu nhập ổn định và xác định trước được dòng tiền nên có thể dùng để dự trù cho những kế hoạch khác.
Tuy nhiên, nhược điểm đi kèm là nếu không tính toán kỹ thời gian gửi, hoặc có việc gấp cần rút tiền trước hạn thì sẽ phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn rất thấp, khoảng 0,3-0,5% mỗi năm.
Nếu giờ vẫn còn phân vân không biết chọn cái nào thì thôi hãy chọn cả kết hợp vài cái luôn: gửi một phần vào tiết kiệm, một phần mua nhà đất, một phần mua USD, một phần mua vàng.
Ví dụ là người chấp nhận rủi ro cao, mong muốn lợi nhuận ổn định ở mức cao thì có thể kết hợp vừa gửi tiết kiệm, vừa mua USD gửi ngân hàng và đầu tư bất động sản (có thể cân nhắc tỷ lệ 70% vào bất động sản ở phân khúc căn hộ và 30% cho hai kênh còn lại).
Ai thích lợi nhuận cao mà chịu chấp nhận rủi ro rất cao, thì ưu tiên chứng khoán và vàng.
Quy tắc thứ 3: Lãi suất kép:
Lãi suất kép là phần lãi lấy về từ việc đầu tư kinh doanh nào đó sau đó gom lại cộng chung với vốn và dùng tổng số tiền đó tiếp tục sinh ra lãi có giá trị cao hơn.
Ví dụ: Tôi gửi ngân hàng 20 triệu, lãi suất 10%/năm. Sau 1 năm tôi sẽ nhận 2 triệu tiền lãi. Sau đó tôi lại không rút ra mà tiếp tục gửi ngân hàng - tức tiền gửi là 22 triệu. Sau năm 2, tôi sẽ nhận 2.2 triệu tiền vốn, như vậy tổng tài khoản lúc này = 22+ 2.2 =24.2 triệu. Đây chính là lãi suất kép.
Sự kỳ diệu của lãi suất kép ở đây là thời gian và lãi suất, qua vài năm đầu bạn sẽ chẳng thấy có gì khác biệt. Nhưng thời gian khoảng 20, 30 năm. Càng lâu bạn sẽ thấy nó khủng khiếp như thế nào!!! Tiền đẻ ra tiền là thế đó, các tỷ phú trên TG đều tuân thủ quy tắc này để làm giàu.
Khi đã có trong tay 1 tỷ, làm thế nào dùng đòn bẩy đồng tiền để nhân đôi, nhân ba số tiền này thì bạn phải đầu tư, vậy đầu tư vào kênh nào? Để thông minh hơn về tài chính bạn phải đọc sách, tham gia các khóa học về quản lý tài chính, đầu tư, trải nghiệm thực tế...Khi bạn đã biết quản lý và làm đồng tiền sinh sôi nảy nở thì tự nhiên tiền sẽ chạy đến với bạn ào ào.
Còn nhiều điều bổ ích cho bạn, xem thêm TẠI ĐÂY!
Gửi bình luận của bạn